Lời Nghệ Nữ

(Bản nguyên thủy)
Khách ơi xin cạn chén đầy vơi
Uống nỗi bi thương của cuộc đời
Trăng sáng cho lòng em lắng đọng
Rượu ngon để sắc khách vui tươi
Đêm nay sao tiếng đàn tha thiết
Mộng cũ thành mơ ảo mất rồi
Uống nữa đi người, say thật nhé
Rồi mai về chốn ấy mù khơi.

(Bản sau khi gò câu, ép chữ để tránh mọi "lỗi bệnh" nhưng vô cùng gượng ép)

Xin mình hãy cạn chén đầy vơi
Bớt nỗi bi thương của cuộc đời
Nguyệt tỏ cho lòng em lắng đọng
Bia nồng để sắc khách thêm chơi
Đêm trăng ngỡ tiếng đàn không cảm
Mộng ảo thành hư cấu hết thời
Uống nữa đi người, say thật nhé
Mai này ghé chốn ấy mù khơi.

(Lại ép chữ để thành Ngũ độ thanh, càng ngượng ngập thêm, chẳng hay gì)
Xin mình hãy cạn chén đầy vơi
Bớt nỗi sầu thương của cuộc đời
Nguyệt tỏ cho lòng em lắng vãi
Bia nồng để tục khách thèm chơi
Mờ trăng ngỡ tiếng đàn thông cảm
Viễn ảnh thành hư cấu tuyệt vời
Uống nữa đi người, say thật nhỉ
Mai này bạt chốn cũ mù khơi.
Phạm Doanh

Trò chuyện cùng chủ bút:

Có 3 bình luận.

Huỳnh Bá Phúc
Đăng lúc 21:10, 11/12/2020
Chào anh. Một trong những cái quý nhất và làm cho thơ Đường khác với các thơ khác là tính kỷ luật và nguyên tắc. Khi anh làm bài thơ đạt cả ý và luật thì nó sẽ rất hay. Còn nói gò ép là do đẳng cấp bài thơ chưa đạt tới. Ngoài thơ Đường, còn rất nhiều thể loại thơ khác. Anh không nhất thiết phải làm thơ Đường. Chúng ta không thể yêu cầu đổi luật thơ Đường chỉ để chứng tỏ là mình làm không sai. Tại sao chúng ta không nói: tôi làm thơ 7 chữ, tôi làm thơ tự do? mà lại cứ phải thơ Đường mới được?
Huỳnh Bá Phúc
Đăng lúc 21:11, 11/12/2020
Xin đừng vì bất cứ lý do gì mà yêu cầu đổi luật thơ Đường. Vì như thế là rất không tôn trọng các bậc tiền nhân
Huỳnh Bá Phúc
Đăng lúc 21:14, 11/12/2020
Đôi khi chúng ta có thể làm chệch luật để lấy ý, và cũng không ai đánh giá cả. Nhưng không vì thế mà chúng ta phản đối luật thơ. Mỗi quy tắc của thơ Đường đều chứa đựng sự hợp lý rất sâu sắc. Xin hãy hiểu thật kỹ để thấy cái hay của nó ạ.